LHP Tokyo 36 chọn một nhà sản xuất Việt vào vị trí giám khảo (Trần Thị Bích Ngọc),ênhoanphimquốctếTokyoKinhnghiệmlàbanthang chọn một đạo diễn người Việt (Trần Anh Hùng) để đồng hành cùng những tên tuổi lớn như Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc), hẳn là một sự tôn vinh không hề nhỏ với tầm cỡ một LHP hàng đầu khu vực châu Á. 10 ngày diễn ra LHP Tokyo 36, bên cạnh các buổi trình chiếu dày đặc 219 phim tuyển lọc từ khắp thế giới, sự kiện này cũng đã mở ra nhiều buổi giao lưu, các lớp học chuyên đề… để người trong nghề có cơ hội được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quý giá về vấn đề làm phim.
Trần Anh Hùng mở màn sự kiện lớp học chuyên sâu về điện ảnh ở TIFF Lounge, Tokyo
Trần Nữ Yên Khê ký tặng người hâm mộ tại LHP Tokyo 36
Những buổi giao lưu cùng đạo diễn Trần Anh Hùng và vợ - diễn viên, nhà thiết kế phục trang, thiết kế sản xuất Trần Nữ Yên Khê đã giúp người nghe hiểu thêm về câu chuyện khai thác yếu tố cảm xúc, yếu tố "đúng" và tính "chân mỹ" trong tác phẩm The Pot-au-Feu. Phim có bối cảnh Pháp năm 1885 hẳn là thử thách, nhưng biết làm "đúng", mọi rào cản về lịch sử, bối cảnh, phục trang, không còn là trở ngại. Cảm xúc thì ở mọi nền văn hoá đều có thể cảm được, yếu tố đúng để người xem không bị lạc hướng, và tính chân mỹ tạo nên nét đẹp trong nghệ thuật điện ảnh. Bởi thế trong ngày công chiếu The Pot-au-Feu, phim vừa dứt, Vũ Khánh, một khán giả đến từ VN, đã nói với PV Thanh Niên: "Phim nói tiếng Pháp, phụ đề tiếng Nhật, em không hiểu, nhưng cảm được". Yếu tố "cảm" ấy được thấy rõ nét hơn khi các buổi giao lưu đầy dung dị, gần gũi, tình cảm của Trần Anh Hùng - Trần Nữ Yên Khê luôn hiện diện đông đảo khán giả mộ điệu của Tokyo.
Trò chuyện cùng PV Thanh Niêntại LHP Tokyo 36 về các vấn đề xoay quanh môi trường điện ảnh và cách làm phim hiện nay, đặc biệt với những gì đang diễn ra của điện ảnh Việt, đạo diễn Trần Anh Hùng thẳng thắn bày tỏ: "Người làm phim cần có nền tảng lành mạnh về sản xuất, đây là điều khó, nhất là với môi trường VN. Vì Châu Âu, cụ thể như ở Pháp, khái niệm lành mạnh nói chung là đạo đức được tạo dựng qua vài thế kỷ, người ta luôn tôn trọng nghệ sĩ, tôn trọng tư tưởng, đó là nền tảng, là văn hoá, hiểu cụ thể thì khó, vì cần quá trình dài xây dựng. Điện ảnh Việt làm ngay được như vậy thì không dễ. Trước mắt cần có những nhà sản xuất thực sự hiểu được nghệ sĩ, hiểu công việc của chính mình, chấp nhận làm phim (theo hướng lành mạnh, đạo đức - PV). Tất nhiên làm phim cần kinh phí, phim ra rạp cần lợi nhuận, nhưng không phải phim nào cũng chỉ đặt hoàn toàn vào mục đích kiếm tiền mà cần đầu tư nhiều hơn vào những phim có chất nghệ thuật cao. Điều này cần độ hiểu biết, và những ứng xử đồng bộ, thích hợp của nghệ sĩ, đạo diễn, nhà sản xuất…".
Phim thị trường dễ gọi vốn hơn là phim nghệ thuật độc lập. Với chi phí trung bình cho một dự án phim nghệ thuật, tính khiêm tốn hết mức cũng phải đôi chục tỉ đồng mới vừa tầm. Vậy là nhà sản xuất phải lao đầu đi tìm tài trợ từ các quỹ điện ảnh. Một quỹ thường không đủ, nhà sản xuất phải mang dự án đi chào hàng, xin cùng lúc nhiều nguồn, và tự liệu cơm gắp mắm. Trong khi để phim ra rạp, chuyện thu về trên dưới khoảng 5 tỉ đồng như Tro tàn rực rỡ, đã được nhận định là… hiếm có khó tìm.
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, một "chuyên gia", "bà đỡ" cho nhiều dự án phim nghệ thuật, dù đang bận rộn công việc giám khảo LHP Tokyo 36, nhưng đã dành thời gian trò chuyện với Thanh Niênvề chuyện gọi vốn cho dự án phim: "Ở VN, để hoàn thiện một dự án phim nghệ thuật cần thời gian rất dài, bình thường phải 10 năm mới xong, trong khi đồng nghiệp ở Châu Âu, Châu Mỹ họ ra đều đều, vì được chính phủ hỗ trợ và có nhiều quỹ tạo điều kiện; việc phải đi gọi vốn, xin tài trợ chỉ là phần rất nhỏ. Phim Việt phải xin toàn diện, các quỹ từ Châu Âu ngày trước hỗ trợ nhiều nhưng sau đại dịch họ cắt giảm tối đa, thậm chí không còn nên mỗi dự án phải chia nhỏ ra xin khắp nơi, khó càng thêm khó. Các nhà đầu tư cá nhân trong nước trước cũng có, nhưng sau đại dịch hầu hết không còn khả năng hỗ trợ nghệ thuật".
Điện ảnh Việt không thiếu người tài, môi trường điện ảnh cũng đang mở lối thênh thang, thị trường hơn 100 triệu dân cũng là con số lý tưởng để góp phần tăng doanh số cho phim ra rạp. Ở các LHP quốc tế hằng năm, yếu tố Việt đều thấy xuất hiện, với những tên tuổi gây tiếng vang, có uy tín với cộng đồng điện ảnh quốc tế. Điện ảnh Việt dường như đã đến lúc "thiên thời, địa lợi", còn chờ yếu tố "nhân hòa" là có thể giải quyết được những "nghịch cảnh" điện ảnh. Và để có được "nhân hoà", đạo diễn Trần Anh Hùng chốt lại ngắn gọn: "Phải làm đúng trước đã".
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận