Thực trạng trên được nêu tại cuộc họp trực tuyến sơ kết công tác khám chữa bệnh 9 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2023 của Sở Y tế TP.HCM và các bệnh viện,ởYtếTPHCMnóinhữngvấnđềđangnónghiệpure tuber diễn ra vào chiều 13.10.
Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng
Theo Sở Y tế TP.HCM, việc cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm trách. Tuy nhiên, từ năm 2022 xảy ra tình trạng gián đoạn vắc xin do thay đổi cơ chế mua sắm sau khi kết thúc chương trình mục tiêu y tế - dân số, gây ảnh hưởng việc tiêm chủng tại TP.HCM. Một số vắc xin thường xuyên thiếu là sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván và vắc xin "5 trong 1" (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib).
Theo thông tin tại cuộc họp, TP.HCM còn 3.000 liều vắc xin 5 trong 1; sởi - rubella còn khoảng 2.300 liều, sởi còn 660 liều, uốn ván còn 600 liều, viêm gan siêu vi B còn 89 liều… và dự kiến sẽ đứt trong 2 tuần tới.
Vừa qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có văn bản gửi các địa phương đề nghị rà soát lại số lượng nhu cầu vắc xin "5 trong 1". Cũng tại văn bản này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết dự kiến nhanh nhất phải đến cuối tháng 12.2023 mới có nguồn cung ứng trở lại các vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có vắc "xin 5 trong 1".
Trước tình hình đó, Sở Y tế có văn bản báo cáo UBND TP.HCM và kiến nghị UBND TP.HCM đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cung ứng vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thiếu thuốc albumin
Về tình hình cung cấp thuốc albumin (tác dụng nâng thể trạng), đại diện Phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, trong các gói thầu tập trung các quốc gia, Sở Y tế có trúng gói thầu thuốc albumin của Công ty B.V.Đ vào đầu năm 2023, tổng cộng 534.670 chai với giá 575.000 đồng/chai.
Tuy nhiên, ngày 27.2, Công ty B.V.Đ đã có báo cáo với Sở Y tế về việc xin hủy thầu thuốc nhóm một với số lượng là 380.025 chai vì không có khả năng cung ứng do tình hình nhập khẩu thuốc khó khăn. Trên cơ sở đó, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện để chủ động mua thuốc albumin để đảm bảo chữa trị cho bệnh nhân. Công ty B.V.Đ có cam kết sẽ tiếp tục cung ứng thuốc này ở 2 nhóm còn lại (nhóm hai là 129.871 chai và nhóm năm là 24.474 chai).
Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay Công ty B.V.Đ cũng không cung ứng hai nhóm thuốc này theo kết quả trúng thầu và Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu công ty báo cáo về việc này. Sở Y tế sẽ xử lý nếu công ty không đảm bảo việc cung ứng theo quy định.
Thuốc albumin hiện nay được cung ứng chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, tình hình khan hiếm thuốc này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới do tình hình dịch bệnh, chiến tranh… ảnh hưởng đến nguồn cung ứng. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện khẩn trương thực hiện các hình thức mua sắm khác phù hợp nhằm đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều trị.
Các bệnh viện cũng cần rà soát lại các phác đồ điều trị cho phù hợp trong tình hình thuốc khan hiếm như hiện nay. Sở Y tế TP.HCM sẽ báo cáo Bộ Y tế và UBND TP.HCM về tình hình khan hiếm thuốc albumin và tình hình giá thuốc trúng thầu cao trên thị trường (575.000 đồng/chai) để xin ý kiến chỉ đạo.
Thẩm mỹ trái phép thách thức
Cũng tại buổi sơ kết, bác sĩ Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, thông tin "nóng" về việc xuất hiện các hành vi hành nghề không phép thách thức cơ quan chức năng. Việc này có liên quan đến việc lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để quảng cáo trái phép.
"Những cơ sở này sử dụng trái phép hình ảnh của những cơ sở y tế, bệnh viện có thương hiệu, hình ảnh các chuyên gia y tế có sức ảnh hưởng để quảng cáo, nhằm lôi kéo người bệnh để thực hiện hành vi trục lợi, vi phạm quy định hành nghề, vi phạm pháp luật. Trong thời gian qua, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp Công an TP.HCM, UBND quận, huyện, các phòng y tế đã kịp thời phối hợp và kiểm tra xử lý", bác sĩ Hân nói.
Tại cuộc họp, Thanh tra Sở Y tế đã công chiếu hình ảnh thách thức của ông T.T.T (chủ cơ sở thẩm mỹ "Mr.Lee", P.An Phú, TP.Thủ Đức). Thanh tra cho biết đã 2 lần mời ông T. lên làm việc nhưng ông T. không đến.
Bên cạnh đó, kết quả phối hợp giữa Sở Y tế TP.HCM với các sở ngành, quận huyện kiểm tra đột xuất các cơ sở y tế cho thấy có khoảng 20% trường hợp được phát hiện hành nghề trái phép.